Vì sao Tổ yến được xếp vào “Bát Trân” trong Ẩm thực cung đình?
Tổ yến hiện nay đã không còn xa lạ với chúng ta, thế nhưng ở thời vua chúa, nó rất quý hiếm và còn được xem là “Ngự thiện Thượng phẩm”.
Vì sao Tổ yến được xếp vào “Bát Trân” trong Ẩm thực cung đình?
Bát Trân có nghĩa là “Tám loại Trân bảo” bao gồm 8 món: Nem Công, Chả Phượng, Da Tây Ngưu, Bàn Tay Gấu, Gân Nai, Môi Đười Ươi, Thịt Chân Voi và Yến Sào những món này điều có điểm chung là thực phẩm dinh dưỡng cao nhưng lại quý hiếm hoặc điều kiện khai thác khó. Thế nhưng, vì sao Tổ yến được xếp vào “Bát Trân”?
Trước hết phải kể đến mức độ khan hiếm của Yến sào thời xưa. Vì khi ấy, Tổ yến thường được hình thành trên các vách núi đá cao hiểm trở, gây khó khăn cho việc thu hoạch yến. Không những thế, số lượng thành phẩm cũng rất ít do nguồn cung chủ yếu là từ Yến đảo tự nhiên, không thể “nuôi nhà” như hiện nay. “Tinh thì quý”, chính vì thế Yến sào thường chỉ được dùng cho Vua chúa và giới quý tộc.
Kế đến thì phải kể đến công dụng thần kỳ của Tổ yến. Yến sào không những có tác dụng tốt cho nam giới mà còn giúp giữ gìn nhan sắc cho nữ giới. Hơn thế nữa, tổ yến cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ em và người cao tuổi. Vậy nên từ Vua chúa đến Thái hậu, Phi tần và Hoàng tử đều có nhu cầu sử dụng Yến Sào.
Chính vì sự bổ dưỡng nhưng khan hiếm và đắt đỏ, nên Yến Sào được xếp vào “Bát Trân” cũng nhằm thể hiện sự xa xỉ, thịnh vượng và giàu có của các vương triều thời xưa.
Xem thêm